[Châu Âu] – Top Các Quốc Gia Du Học Giá Rẻ Tại Châu Âu
October 28, 2024[Học bổng Pháp, Eiffel France Excellence] – Bảng Điểm Chấm Học Bổng, Các Trường Có Số Lượng Sinh Viên Đậu Nhiều Nhất
October 28, 2024CÁCH LÊN Ý TƯỞNG CHO THƯ GIỚI THIỆU (LETTER OF RECOMMENDATION)
Yass, mình biết là đa số mọi người nộp học bổng đều phải tự viết thư giới thiệu. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bước để cấu trúc một bản LoR nhé.
Bước 1. Phân tích góc nhìn của người viết thư giới thiệu. (Valid point of view analysis)
Một sai lầm thường thấy của việc tự viết LoR là các bạn hay đưa các thông tin quá chi tiết, thiếu góc nhìn từ người thứ ba vào thư giới thiệu. Lỗi này dẫn đến LoR của bạn dễ bị người đọc "nắm thóp" là do mọi người tự viết, từ văn phong, cách dùng từ, nội dung "khen" quá nhiều, quá chi tiết. Vì vậy, bước đầu tiên mình cần làm là phân tích góc nhìn của người viết thư, có thể là sếp, giảng viên, trưởng khoa...của bạn. Mình sẽ tạm dùng giảng viên từ đoạn này để đỡ dài dòng nhé.
Ở bước này, các bạn sẽ viết ra các thông tin cơ bản của người viết thư: vị trí, chức danh của giảng viên? mối quan hệ của bạn và giảng viên như nào? (cụ thể dạy môn gì, hướng dẫn project nào...). Sau đó, bạn cần vận dụng tư duy một chút để đưa ra phân tích bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
1. Với mối quan hệ trên thì giảng viên có thể cung cấp góc nhìn và quan sát về bạn ở mức độ nào? (Tổng quan, chung chung, hay gần gũi, có thể có các chi tiết cụ thể).
2. Những quan sát đó có thể là gì? Tùy thuộc vào tương tác giữa bạn và giảng viên: academic performance, research skills, attitude...
3. Ngoài ra, từ góc độ của một người khác (có mối quan hệ với giảng viên) thì giảng viên có thể biết được thông tin gì về bạn? Ví dụ: giảng viên khác nhận xét bạn như nào? có phẩm chất gì đặc biệt...
Tóm lại: sau bước phân tích, các bạn sẽ có cơ sở để đánh giá những chi tiết được thêm vào trong LoR có thực sự "valid" hay không. Vì vậy cần highlight phần này và luôn review mỗi khi viết một thông tin mới trong thư giới thiệu.
Ví dụ minh họa (hình 1).Giảng viên dạy môn biochemistry năm 2021, có hướng dẫn 1 dự án nghiên cứu => Từ đánh giá, giảng viên chỉ có thể đưa ra góc nhìn về sinh viên ở academic performance (trên lớp, trong môn học mà thầy/cô dạy-tổng quan và chi tiết); trong nghiên cứu với thầy/cô (có thể chi tiết); và thông qua giảng viên khác về năng lực của mình (một cách tổng quát).
Bước 2. Lên cấu trúc cho LoR
Thân bài của một LoR thường gồm 2 đoạn chính tương ứng với 2 nhóm kỹ năng mà mình muốn thể hiện: Nhóm 1/ Core skills: academic performance, professional experience và research skills. Nhóm 2/ Personal terms: các kỹ năng mềm. Mỗi nhóm kỹ năng mình sẽ tổng hợp thành một gạch đầu dòng lớn (như hình). Đây cũng là bước các bạn "pre-determine" - xác định trước nhóm kỹ năng bạn muốn thể hiện với hội đồng, thay vì viết lan man và để hội đồng tự ngộ ra cái bạn muốn show :)))
Từ các mục kỹ năng chung, bạn cần phát triển thêm các dẫn chứng, tiếp tục dùng kỹ thuật "show, don't just tell" nhưng luôn luôn kiểm tra mức độ "valid" của các dẫn chứng này (bước 1).
Một lưu ý nữa là các bạn không nhất thiết phải đưa ra dẫn chứng cụ thể cho toàn bộ các kỹ năng mà bạn viết nhằm tránh tiếp cận theo hướng của cá nhân thay vì góc nhìn của giảng viên. Nếu có, các bạn chỉ đưa ra 1-2 chi tiết cụ thể, với điều kiện là các thông tin phải "valid".
Ví dụ minh họa (hình 2). Ở nhóm Academic terms mình đưa ra 2 dẫn chứng lớn:
Nhánh 1/ Outstanding academic performance: ở mảng macromoleculers and metabolism (môn này giảng viên dạy ~ valid) => matching with the focus of the program. Ngoài ra, mình thêm một thông tin nữa: bạn này là một trong số ít đạt đc bằng xuất sắc trong khoa (vì là một trong số ít nên giảng viên nhớ được ~ valid).
Nhánh 2/ Good way of thinking: dẫn chứng là bạn luôn có cách suy nghĩ logic và hỏi những câu hỏi rất sâu trong môn giảng viên dạy (valid).
Tương tự nhìn hình mọi người sẽ thấy cách mình triển khai ý tưởng cho các nhóm kỹ năng khác. Vừa thêm ý vừa check xem nó có valid không nhé.
(Nguồn: Mentor Nhất Hoàng - Scholarship Mentor Hub)